Câu hỏi nghiên cứu là gì ?
* Câu hỏi nghiên cứu ( Research question)
Câu hỏi nghiên cứu là là câu hỏi được đưa ra và trả lời bằng kết quả nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đề án nghiên cứu. Nó góp phần định hướng cho quá trình nghiên cứu về nội dung, cũng như phương pháp thực hiện, giới hạn đối tượng và phạm vi tác giả muốn nghiên cứu.
* Cách thức để xây dựng được câu hỏi nghiên cứu tốt:
* Xác định vấn đề bạn quan tâm. Một câu hỏi nghiên cứu tốt là câu hỏi đặt ra vấn đề nhà nghiên cứu quan tâm, yêu thích và muốn giả quyết nó trong quá trình nghiên cứu của mình.
* Tìm cách đóng khung nghiên cứu qua những khảo sát về địa điểm, đối tượng nghiên cứu. Sau đó tập hợp tất cả những khảo sát đề hình thành nên câu hỏi nghiên cứu.
* Một câu hỏi nghiên cứu tốt nên là:
* -Gợi lên nhiều liên tưởng, kích thích sự sáng tạo
* - Đi kịp với vấn đề thời đại, có thể là kết tinh của các lí thuyết xã hội đương thời.
* - Câu hỏi có hai vế đối trọng mang tính chất nghịch lí ( Vd: Vì sao tiền đầu tư vào y tế giáo dục ngày càng tăng mà chất lượng không được cải thiện? ...
* - Câu hỏi đặt ra một cách tiếp cận mới khác biệt cho một vấn đề cũ .
* - Câu hỏi nghiên cứu đặt ra vấn đề thật sự khó khăn trong tình thế hiện tại nhưng nếu những kết quả nghiên cứu có khả năng lấp đầy và giải quyết những khó khăn đó thì nhà nghiên cứu sẽ thu được sự hỗ trợ rất lớn và tầm quan trọng của nghiên cứu đối với cộng đồng lớn.
* - Câu hỏi nghiên cứu mang tính gợi mở và có thể kết nối được. Ngay cả khi viêc bạn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở đối tượng nhỏ hẹp nhưng những câu hỏi nghiên cứu gợi mở và kết nối được với những vấn đề khác cùng liên quan sẽ làm cho nghiên cứu của bạn có chiều sâu và độ rộng đáng kể.
* Câu hỏi nghiên cứu cần rõ ràng, đảm bảo không có những từ ngữ gây khó hiểu hay hiểu nhiều ý.
* Câu hỏi phù hợp gần gũi và có thể giả quyết trong nghiên cứu
* Hạn chế số lượng biến trong 1 câu hỏi nghiên cứu ( 1:1). Nghĩa là trong quá trình nghiên cứu thì nhà nghiên cứu có thể đặt nhiều câu hỏi nhưng mỗi câu hỏi nghiên cứu nên hỏi vào 1 vấn đề không nên kết hợp nhiều vấn đề trong 1 câu hỏi.
* Xem xét câu hỏi nghiên cứu có khả thi hay không? Liệu với câu hỏi nghiên cứu như trên vấn đề có được giải quyết trong nghiên cứu? Làm thế nào đề tài sẽ được thực hiện? Là đề tài có khả năng phê duyệt ....
Giả thuyết nghiên cứu là gì?
Giả thuyết nghiên cứu là 1 phát biểu về mối liên hệ giữa các biến (biến độc lập và phụ thuộc) (mối liên hệ nhân – quả), nhà khoa học sẽ đi kiểm định giả thuyết này qua quá trình nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu
Đặc tính của giả thuyết nghiên cứu:
* Giả thuyết phải theo một nguyên lý chung và không thay trong suốt quá trình nghiên cứu.
* Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế và cơ sở lý thuyết.
* Giả thuyết càng đơn giản càng tốt.
* Giả thuyết có thể được kiểm nghiệm và mang tính khả thi.
Các yêu cầu của giả thuyết tốt:
* Phải có tham khảo tài liệu, thu thập thông tin.
* Phải có mối quan hệ nhân - quả.
* Có thể thực nghiệm để thu thập số liệu
Lợi ích của việc đưa ra giả thuyết nghiên cứu
* Buộc ta phải suy nghĩ kĩ về kết quả có thể có của nghiên cứu.
* Giúp ta hiểu kĩ câu hỏi nghiên cứu và các biến có liên quan
* Giả thuyết nghiên cứu với mối quan hệ nhân – quả tiên đoán kết quả nghiên cứu, định hướng cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu
* Giả thuyết nghiên cứu có hướng đi đúng đống động cơ tiếp cận mục tiêu
Hạn chế của việc đưa ra giả thuyết:
* Quá mong muốn khẳng định giả thuyết, do đó người nghiên cứu nếu không có cái nhìn khách quan thì dễ đưa cuộc nghiên cứu đi theo một hướng để nhằm khẳng định giả thuyết đặt ra.
* Việc đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sẽ dễ dàng khiên người nghiên cứu bỏ qua các hiện tượng khác cùng đồng thời xảy ra trong quá trình nghiên cứu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu
Tài liệu tham khảo:
- Research Question (© 2001 Regents of the University of California)
- Một số bài viết tham khảo tại các website :
http://www.vocw.edu.vn/content/m10152/
http://www.nistpass.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=75&Itemid=51
Quốc Việt
Nhân học 07