Khi nói về phương pháp làm việc của nhà nghiên cứu định lượng, chúng tôi xoay quanh 3 vấn đề sau để tìm hiểu và làm rõ phương pháp nghiên cứu của 1 nhà nghiên cứu định lượng: nguyên tắc, phẩm chất và quy trình nghiên cứu.
Nguyên tắc của nhà nghiên cứu định lượng:
Nguyên tắc nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội nói chung và các nhà nghiên cứu định lượng nói riêng là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết quả nghiên cứu, đó là sự lồng ghép, tương hỗ giữa nguyên tắc chuyên môn và nguyên tắc đạo đức, hai nguyên tắc này không tách bạch rõ ràng mà xuất hiện song song cùng nhau trong từng hành động.
|
Nhà nghiên cứu định lượng phải luôn đặt mình trong tâm thế người được phỏng vấn để bao quát hết các câu trả lời
|
Tức là ở đây, vấn đề phẩm chất của nhà nghiên cứu định lượng cũng được lồng ghép vào với nguyên tắc làm việc của họ -
nguyên tắc đạo đức.
Theo đó, chúng tôi đã tìm hiểu được những nguyên tắc và phẩm chất của 1 nhà nghiên cứu định lượng như sau:
• Nhà nghiên cứu định lượng phải luôn đặt mình trong tâm thế người được phỏng vấn để bao quát hết các câu trả lời (khi thiết kế bản hỏi định lượng).
• Nhà nghiên cứu phải luôn đặt đạo đức lên hàng đầu, họ không được phép áp đặt những ý kiến chủ quan của mình cho người trả lời, không được tự ý điền hay sữa các câu trả lời trong bảng hỏi.
• Nhà nghiên cứu phải tuyệt đối bảo mật những thông tin về người trả lời, tránh trường hợp mang đến cho người trả lời những phiền phức trong cuộc sống thường ngày.
• Nhà nghiên cứu phải luôn cưỡng lại những điều cám dỗ muốn suy diễn về một vấn đề nào đó.
Phải trung thực và thẳng thắn trong phân tích các vấn đề. “để hoàn thành việc phân tích nội dung theo cách đề nghị ở đây, người nghiên cứu phải dùng nhiều biện pháp hầu tránh những khuyết điểm tiềm ẩn này trong phân tích. Trước hết, bất cứ khi nào một số trường hợp cho phép, những ví dụ minh họa cho một điểm nên được trích ra một cách ngẫu nhiên từ trong số những trường hợp có liên quan đã phân nhóm.
Thứ hai, mọi khẳng định đưa ra trong phân tích nên được chứng minh bằng trích dẫn với không ít hơn ba ví dụ.
Thứ ba, những giải thích mang tính phân tích nên được xem xét cẩn thận bởi một người đọc độc lập để bảo đảm rằng những điều khẳng định không phải xuất phát từ việc hiểu sai dữ liệu và rằng chúng được trích dẫn một cách thích hợp. Cuối cùng, bất cứ khi nào có những sự không nhất quán trong các dạng thức xuất hiện, những thứ này cũng nên được thảo luận để giải thích là liệu chúng nó có đã làm mất tính trung thực của những dạng thức tổng quát hay không. Không đề cập đến những sự bất nhất trong mỗi dạng thức là một sự trình bày thiếu thẳng thắn về dữ liệu và phân tích”.(trích “một số vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học”).
• Nếu nhà nghiên cứu phát hiện ra các lỗi khi quá trình nghiên cứu kết thúc thì họ phải thay đổi việc giải thích kết quả nghiên cứu, họ phải chịu trách nhiệm với những nghiên cứu của mình, có nghĩa vụ phải kịp thời sửa chữa sai sót.
Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu định lượng còn phải tuân thủ cả những nguyên tắc sau khi tiến hành một công trình nghiên cứu:
+ Khách quan:
Nhà nghiên cứu thường xuyên cố gắng cải tiến sự đo lường của mình (có nghĩa là làm cho nó chính xác hơn) và đưa ra các phát hiện của riêng mình cho người cùng nghề xem lại. Và phải dựa trên lý thuyết có sẵn để vận dụng lý thuyết đó làm nền tảng cho thực tiễn của mình.
+ Tin cậy: Không có khoa học nào là không có chuẩn mực giá trị. Những thứ thu hút nhà nghiên cứu như là điểm tập chung nghiên cứu sẽ đi cùng rủi ro của mình. Vì nghiên cứu định lượng là nghiên cứu dữ liệu số nên phải chính xác, nên kiểm tra lại nhiều lần để tránh những thiếu sót không đáng có.
+Quan sát kín đáo.
+Phải kiên nhẫn và phải có thời gian:
Nhà nghiên cứu định lượng khi đi nghiên cứu phải biết chấp nhận thử thách, không nên nản chí và phải có thời gian thì dữ liệu thu thập của mình mới càng chính xác.
+Học nhiều ngôn ngữ hoặc tiếng “Lóng”ở vùng nông thôn.
+Phải có lòng tin vào đáp viên thì công tác thu thập dữ liệu mới hiệu quả.
Đáng lưu ý nhất là những sai số trong quá trình chọn mẫu, ví dụ người được hỏi trả lời không đúng các câu hỏi vì không nhớ hoặc do hiểu sai hoặc cố tình nói dối.
Hai vấn đề nghiêm trọng nhất của nhà nghiên cứu định lượng đó là:
- Sự phiên dịch lại về mặt văn hóa: xảy ra khi đối tượng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ. Khi nhà nghiên cứu dịch lại thì trở nên sai lệch, từ đó dữ liệu là không chính xác.
- Những sai số ngữ cảnh là những yếu tố liên quan đến bản thân cuộc phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu định luợng giả định rằng hành vi và thái độ của con người không thay đổi theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau.
Nhóm Quỳnh Như
Nhân học 07