Giáo trình Nhân học đại cương được tập thể giảng viên của Khoa Nhân học biên soạn từ năm 2003 đến năm 2005. Đây là tập giáo trình Nhân học đầu tiên được biên soạn và giảng dạy chính thức cho sinh viên Khoa Nhân học Trường Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh.
Tài liệu Power Point môn Nhân Học Đại Cương:
Tài liệu tại đây
Nội dung của giáo trình Nhân học đại cương gồm 10 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung của nhân học. Chương này giới thiệu khái quá về lịch sử hình thành và phát triển ngành nhân học, các chuyên ngành của nhân học, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của nhân học.
- Chương 2: Nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người về mặt sinh học và văn hóa. Chương này đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của con người; trình bày đặc điểm của con người từ khi còn là vượn người đến con người hiện đại; ngoài ra còn trình bày các chủng tộc và các tiểu chủng của con người trên thế giới.
- Chương 3: Tộc người và quá trình tộc người. Nội dung của chương này trình bày các quan điểm về tộc người, các tiêu chí để xác định thành phần tộc người và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tộc người.
- Chương 4: Văn hóa. Nội dung của chương này trình bày quan điểm về văn hóa dưới góc nhìn của nhân học.
- Chương 5: Tôn giáo. Nội dung của chương này cũng trình bày quan điểm của nhân học về tôn giáo; qua đó phân tích yếu tố văn hóa tộc người tác động đến sự đa dạng của tôn giáo.
- Chương 6: Ngôn ngữ. Nội dung trình bày về các loại hình ngôn ngữ, việc sử dụng ngôn ngữ khác nhau giữa các tộc người, giữa các nền văn hóa, giữa các xã hội...
- Chương 7: Kinh tế. Nội dung trình bày về các phương thức mưu sinh của con người trên thế giới, hệ thống kinh tế thế giới và đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố môi trường, văn hóa chi phối đến các hoạt động mưu sinh của con người.
- Chương 8: Thân tộc - hôn nhân - Gia đình. Nội dung của chương này trình về các hệ thống thân tộc; các loại hình hôn nhân và gia đình của các tộc người trên thế giới.
- Chương 9: Các hiệp hội và phân tầng xã hội. Nội dung trình bày về các tổ chức và các hiệp hội trong xã hội tộc người; nêu rõ sự chi phối của phong tục tập quán ở mỗi tộc người mà hình thành nên các hiệp hội và tổ chức xã hội khác nhau. Ngoài ra, nội dung chương này còn đề cập đến sự phân tầng xã hội của các tộc người, nguyên nhân là do sự phát triển của xã hội loài người.
- Chương 10: Nhân học ứng dụng. Đây là một phân ngành mới trong Nhân học, nên nội dung của chương này đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của Nhân học ứng dụng, các phân ngành nhỏ của nhân học ứng dụng hiện nay trên thế giới.
Đây là quyển giáo trình chính thức được giảng dạy cho sinh viên nhân học và sinh viên của các khoa trong trường Đại học KHXH&NV TP.HCM kể từ năm 2003, khi nó còn là một bản thảo. Hiện nay, quyển giáo trình này được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM in, dự kiến đến tháng 8 năm 2008 sẽ phát hành rộng rãi đến bạn đọc.