Nhân chủng học, tôi thích cái tên này hơn, dù nó không phản ánh hết đặc điểm của ngành học.
Nhưng mọi người sẽ hiểu hơn về ngành học của tôi.2 năm học gần trôi, trong khi bạn bè đã có đề tài khoa học báo cáo đạt thành tích, khi những chuyến điền dã sắp khởi động, khi anh chị khóa trên đã rục rịch làm niên luận ra trường thì tôi vẫn lơ lửng trong định nghĩa Nhân học. Để chăm chỉ, để học cách yêu một ngành học, không phải là dễ.
|
để học cách yêu một ngành học, không phải là dễ . Ảnh: Sưu Tầm |
Nhất là trong khi tôi luôn bị sức hút của hoạt động đoàn –hội, khi những chuyến: “đi phượt”, trà đá và hội nhóm trở nên không thể thiếu với tôi. Và nhất là tôi không tự tin với chính ngành học của mình.
Tôi vốn học khối D, trường Đại học KHXH và NV và khoa Nhân học không hề nằm trong danh sách những trường đại học tôi muốn vào. Đại học tôi mong muốn: là prom, là dance, là style, những câu lạc bộ -đội –nhóm mang bản sắc… và bao điều thú vị chờ đợi, để có cơ hội thử sức thể hiện. Nhưng tôi đã tìm thấy không ít những mảnh ghép rực rỡ trong gần 2 năm học qua.
Nhân học với các môn học của nó ,với tôi, vẫn như một bảng màu nhiều màu sắc, hứa hẹn cho ra một bức tranh đẹp. Nhưng người họa sĩ tôi đây, vẫn lung túng trước từng mảng màu và rõ ràng đang thể hiện sự kém cỏi trong việc pha trộn các màu. Nhân học có nhiều môn chuyên ngành. Số môn tôi yêu thích rất ít. Nên, đương nhiên, tôi thấy thật khó để hiểu và tổng hợp kiến thức, diễn đạt chúng, sử dụng chúng trong phần nhiều những môn chuyên ngành còn lại.
Đã có lúc tôi khóc… và muốn thi lại. Sức hút của các trường đào tạo ngoại ngữ đôi khi làm tôi “mất hứng” với những quyển sách dày cộp về những chuyến điền dã đến vùng đất xa xôi, làm tôi chán nản với liên tục những tiết học “được nghe kể” về: văn hóa tộc người, thân tộc, hôn nhân, ngôn ngữ Miến-Tạng…Và tôi lại mệt mỏi, lo lắng trong qũy thời gian ít ỏi dành để nghĩ về tương lai của mình.
|
Có thể khoác lên người trang phục” chắp ghép” màu rực rỡ của người Hà Nhì, học ngôn ngữ Tày, Thái, Miến Tạng… . Ảnh: xuxu nguyễn |
Tuy nhiên, (tôi vẫn hay dùng từ “ tuy nhiên” để chia sẻ những khám phá hay ho), tôi có thể lưu lại dấu chân ( hay vết bánh xe) tại nhiều vùng đất mới, xa thật xa; thưởng thức những món ăn đặc trưng và “kì lạ”; có thể đắm say trong bản tình ca tràn xuân sắc của người H’Mông ; có thể khoác lên người trang phục” chắp ghép” màu rực rỡ của người Hà Nhì, học ngôn ngữ Tày, Thái, Miến Tạng…( “ngoại ngữ” với người Kinh); có thể nhảy, và chụp nhiều ảnh để giới thiệu về ngành học của mình , để tự hào. Thầy Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Nguyễn Văn Chính…những cái tên làm nên thương hiệu Nhân học. Những con người thân thiết mà tôi có thể gặp tại văn phòng bộ môn, các thầy tạo ra trong tôi mong muốn được tin cậy và phải cố gắng. Những người bạn thân, những góc sân trường…tất cả làm cho tôi- không muốn dời xa, và vẫn đang cố gắng để yêu thương nhân học, khám phá vẻ đẹp của nó….
Trần Thị Hương
Sinh viên Nhân học, KHXH và NV Hà Nội