“Tôi không biết Nhân học,
Tôi đang học Nhân học
Và tôi đam mê Nhân học…”
Họ là ai? Buổi tối Sài Gòn lên đèn tôi nổ máy xe và chạy vào Làng Đại học, đến nhà trọ của anh chị cựu sinh viên khoa Nhân học và tìm ra câu trả lời mà cách đây sáu năm họ đã non nớt nói:“Nhân học là gì?” Cho đến tận bây giờ, họ bảo : “ Tôi rất yêu Nhân học”.Đó chính là anh T (N.M.T) đang học cao học ngành Dân Tộc học và chị T (N.T.Q.T) chuẩn bị thi vào cao học Nhân học.
Họ là những người nhiệt quyết với ngành với nghề mà họ đã chọn. Ở đó, họ có một chuỗi thời gian dài nhìn lại và vươn xa!
|
Quan sát, tham dự và phỏng vấn sâu giúp ta dễ dàng tiếp cận với mọi người, ứng dụng hiểu biết tâm lí |
Khu nhà trọ mà anh T ở là nơi tôi phải đến, tìm hiểu và học hỏi. Bởi lẽ, ở đó những trang sách ngày đêm đang được mở bằng chính những con người giàu nghị lực và ý chí. Anh T nói : “ Lúc đầu anh chỉ biết Nhân học là Nhân học thôi”. Rồi tiếng cười giòn tan lan tỏa khắp căn phòng chật hẹp mà “rộng lớn”. Anh nói tiếp: “Từ cái không biết ấy mình phải tìm tòi và học hỏi”. Những giá sách ở Trường Giang, nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Thư viện Trung tâm,… không còn xa lạ với anh nữa và những quyển Nhân học đại cương, Dân Tộc học, Nhân Chủng học…bắt đầu lộ diện và đem nguồn yêu thích đến cho anh.
Cái tên “mọt sách” xuất phát từ đây, từ những người sinh viên cùng trang lứa đặt cho anh. Có cái biệt danh ấy vì anh là người hay miệt mài tìm hiểu sách vở, đặc biệt là những gì anh ưa thích, trong đó có Nhân học. Những đúc kết của anh làm cho tôi phải nhớ mãi : “Nhân học là một ngành vừa là khoa học tự nhiên vừa là khoc học xã hội và là ngành khoa hoc có tính nhân văn nhất”. Khoa học Tự nhiên nghiên cứu trong Nhân học hình thể, Nhân học sinh học (khoa sinh Đại học Quốc Gia Hà Nội). Khoa học Xã hội nghiên cứu xã hội con người, cộng đồng người và các yếu tố xã hội. Tính nhân văn trong Nhân học thể hiện ở việc đi đầu bảo vệ quyền lợi con người, các dân tộc cộng đồng. Các nhà Nhân học nghiên cứu giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa từ tiếng nói của người trong cuộc.
Đối với anh để phát triển Nhân học thì không dừng lại một chỗ mà phải đi tiếp bằng con đường mình đã vạch ra, nổ lực học tập, đi du học và đóng góp nhiều công trình nghiên cứu. Và đây là lời nhắn nhủ ngắn gọn của anh đến các bạn đang theo học Nhân học: “
Mỗi ngành có quyền lực riêng của mình và các em phải biết quyền lực riêng đó là gì và hãy phát huy, làm cho nó có tiếng nói trong xã hội”.
Quay lại với câu chuyện của chị T, chị nói: “ lúc đầu chị nghĩ mình đã đi sai hướng nhưng bây giờ là khác, chị rất thích nhân học vì nhân học giúp chị rất nhiều trong công việc hiện tại là Ban biên tập và viết tin báo chí”
Điều mà chị yêu thích nhất trong nhân học đó là tìm hiểu về văn hóa, hoạt động truyền thống của dân tộc, tìm hiểu về văn hóa dân gian. Chị nói: “Nhân học cho mình hiểu biết về kiến thức xã hội, nắm bắt nhiều thứ, điền dã cho ta nhiều bài học kinh nghiệm thực tế. Quan sát, tham dự và phỏng vấn sâu giúp ta dễ dàng tiếp cận với mọi người, ứng dụng hiểu biết tâm lí.”
Ước mơ của chị là học tiếp cao học Nhân học, giảng dạy và nghiên cứu về văn hóa dân gian của dân tộc. Chị bật mí có lần chị làm đề tài “Hát ru Việt Nam” trong môn Văn hóa Đông Nam Á đạt điểm khá cao và cảm thấy rất thích thú, yêu thích ngành Nhân học hơn.
Từ câu chuyện của chị, một lời dặn dò nữa được bộc bạch: “ Đừng đến chặn đường cuối cùng rồi quay lại và hối tiếc, phải có mục tiêu rõ ràng, nỗ lực học tập ngay từ những năm đầu để đạt một kết quả tốt, có vậy tương lai bạn sẽ đi lên!”
|
Nhân học 10 năm một chặng đường
|
Những cái tí tách của chiếc đồng hồ đêm khuya đã không cho phép tôi ở lại lâu hơn nữa để nói về môt chặng đường đã qua mà tôi chưa từng trải nghiệm. Tất cả đã về đêm!
Và ngày 28 tháng 9 năm 2012 (tại hội trường D cơ sở Đinh Tiên Hoàng trường ĐH KHXH&NV) sẽ diễn ra chương trình “Nhân học 10 năm một chặng đường” hướng tới kỉ niệm 10 thành lập ngành Nhân học, bạn sẽ hiểu chặng đường ấy ra sao, chông gai hay gấm lụa? Tôi tin chắc rằng chính bạn là người sẽ trải tiếp những thảm đỏ cho ngành Nhân học đi lên và vững mạnh!
Nguyễn Thanh
Bình, NH11
CLB Truyền thông
Nhân học